Chuyển đến nội dung chính

Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn hải sản tươi sống

Các món thủy hải sản tươi như hàu sống, cá ngừ, cá hồi, cá diêu hồng, cá lóc… rất được ưa chuộng vì quan niệm bổ dưỡng và mát. Tuy nhiên, ít người biết rõ những nguy cơ tiềm ẩn trong các món ăn này.

Khi ăn sống các thực phẩm tươi như hàu, cá hồi, cá ngừ... thì các chất dinh dưỡng và khoáng chất sẽ hấp thu được hầu hết.

Do ăn tươi sống nên cơ thể không bị tăng năng lượng như ăn sau chế biến (vì chế biến sẽ có thêm gia vị: dầu, mỡ, mắm, muối...) nên cảm thấy mát hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra, ăn hải sản sống thì vitamin nhóm B, C, iốt không bị mất đi, sẽ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.

Tuy nhiên, hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp, cụ thể là người lớn tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi vì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Bên cạnh đó, các loại cá là ký chủ trung gian của nhiều giun sán và là ký chủ tích trữ nhiều mầm bệnh dễ lây cho người. Mầm bệnh thường ở trong cơ của cá dưới dạng kén, bên trong chứa ấu trùng của các loại giun sán, kích thước kén rất nhỏ nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Khi ăn thịt cá có các mầm bệnh này vào cơ thể thì các ấu trùng này sẽ phát triển và sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Ở nước ta đã phát hiện ít nhất 10 loài giun sán có thể truyền từ cá sống sang người. Trong đó có hai loại bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nước ta do ăn cá chưa nấu chín là bệnh sán lá gan và giun xoắn.

Ngoài ra, cá biển hiện nay cũng nhiễm độc thủy ngân từ chất thải công nghiệp đổ xuống các đại dương. Cá ngừ, cá thu bị nhiễm thủy ngân phổ biến trên toàn thế giới, nếu ăn quá nhiều cá biển trong một ngày có thể tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân.

Theo tài liệu của Viện Vệ sinh - Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh - Bộ Y tế thì các loài nhuyễn thể như hàu, nghêu, sò, ốc, hến... vốn chất chứa nhiều độc tố, các kim loại nặng nên rất dễ gây ngộ độc hoặc tích tụ trong cơ thể người, nặng thì có thể gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột... Ngoài ra, các nhuyễn thể và cá, tôm cũng thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn, trực khuẩn E.Coli, khuẩn tả... Tôm sống còn mang ấu trùng sán lá phổi, khi trưởng thành sẽ đi từ ruột, xuyên qua cơ hoành lên phổi, gây viêm phế quản, đau ngực, ho ra máu.

Chính vì thế mà mỗi người hãy vì sức khỏe của mình và cộng đồng không nên ăn các loại thủy hải sản tươi sống. Những loại thực phẩm này được nấu chín sẽ tạo ra những món ăn vừa ngon, vừa bổ rất tốt cho sức khỏe con người.

Nguồn : giadinh.net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hgày nay chữa bệnh nam khoa ở phòng khám nào tốt nhất?

Trong các năm thông qua Phòng Khám Đa Khoa TPHCM đã khẳng định được thương hiệu cùng sự uy tín thông qua số lượng cánh mày râu đến với chúng tôi ngày một đông. Chúng tôi sở hữu sự khác biệt về môi trường kiểm tra cho đến kỹ thuật hiện đại so với các phòng khám khác trên địa bàn TP. TPHCM. Chính vì vậy con trai lựa chọn chúng tôi để tiến hành kiểm tra và chữa bệnh nam khoa là một quyết định sáng suốt nhất. Bạn có biết : http://phongkhambenhvayca.snack.ws/ ƯU ĐIỂM cũng như THẾ MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TP Hồ Chí Minh các chuyên gia nam khoa chúng tôi cho thấy, khá cao con trai đều gặp khó khăn khi dẫn ra quyết định chọn lựa một địa chỉ khám uy tin. Bởi có một vài yếu tố khách quan về môi trường khám, mức giá thực hiện và kết quả của cuộc chữa trị khiến họ buộc phải đắn đo suy nghĩ trước khi đặt niềm tin vào một phòng khám. Để giúp con trai hiểu thêm về khái niệm phòng khám chất lượng, chúng tôi sẽ nêu ra một số tiêu chí cũng như cũng là thế mạnh của Phòng Khám Đa Khoa TP Hồ Chí Minh ...

Ngừa biến chứng khi người cao tuổi bị sốt

Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nhiễm khuẩn-Nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở người cao tuổi Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi (NCT) nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT có thể là đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ápxe phổi, lao phổi. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT cũng có thể gặp ở đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét… Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm khuẩn như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết… S...

Mũ bảo hiểm lý do gây ra nấm hói da đầu

Theo các bác sĩ da liễu, thói quen sử dụng mũ bảo hiểm rất phổ biến của người dân hiện nay đang làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tóc và da đầu, gây hói, rụng tóc. Ảnh minh họa. Rụng tóc, nấm đầu vì mũ bảo hiểm rởm Anh Nguyễn Văn Trung trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội luôn tự ti vì mái tóc của mình bị rụng nhiều. Tóc rụng hết ở đỉnh đầu và càng ngày càng rụng hơn. Không chỉ rụng tóc, anh còn bị ngứa ở đầu. Thi thoảng, sờ lên đầu anh thấy có những cái mụn nhỏ nhỏ. Anh Trung đi khám da liễu. Sau khi khám bác sĩ cho biết anh bị viêm chân tóc. Đây là một bệnh gặp ở nhiều người. Anh Trung giật mình khi bác sĩ cho biết đây là một bệnh lý do thói quen sử dụng mũ bảo hiểm không hợp vệ sinh. Anh Trung kể, vì mũ bảo hiểm là thứ sử dụng hàng ngày, ngoài trời, mặc thời tiết nắng, mưa nên anh chưa bao giờ giặt mũ bảo hiểm. Thử lấy chiếc mũ bảo hiểm ra ngửi, anh mới thấy nó hôi và đen kịt. Về nhà, anh Trung giặt mũ bảo hiểm và giật mình khi nhìn nước trong mũ bảo hiểm đen kịt, a...