Chuyển đến nội dung chính

Xơ phổi - Căn bệnh nguy hiểm và những điều cần biết

Xơ phổi là bệnh nguy hiểm gây sẹo tiến triển ở mô phổi gây khó thở, dần dần sẽ làm giảm khả năng hô hấp, ăn uống, nói chuyện.

Xơ phổi là tình trạng bệnh mạn tính, trong đó mô ở sâu bên trong phổi bị tổn thương, dày lên, cứng hơn do mất tính đàn hồi (tính co giãn), và tạo sẹo. Các sẹo này được gọi là xơ phổi. Do phổi bị xơ sẹo và cứng hơn, sẽ làm hạn chế khả năng hít thở của người bệnh.

Các biến chứng của chứng xơ phổi có thể bao gồm: Mức ôxy máu thấp; Tăng áp động mạch phổi; Suy tim phải; Suy hô hấp. Tất cả những biến chứng này đề gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng của bệnh xơ phổi

- Khó thở

- Ho khan

- Mệt mỏi

- Giảm cân nặng không giải thích được

- Đau nhức bắp thịt và khớp

-Ho ra máu

Yếu tố nguy cơ của xơ phổi

- Do việc dùng thuốc, do môi trường, và nghề nghiệp.

- Hút thuốc lá, hay có tiền căn hút thuốc lá trước đây.

- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

- Các nguyên nhân nhiễm trùng

- Do di truyền

Nguyên nhân xơ phổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xơ phổi

- Bệnh phổi thứ phát sau tổn thương phổi: lao, viêm phổi, nhồi máu phổi, ..

- Bệnh bụi phổi: do hít phải các chất như silica, asbestos (còn gọi a-mi-ăng), bụi than ở hầm mỏ, beryl

- Bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai: bệnh phổi ở người trồng nấm, người nông dân hít phải nấm mốc rơm rạ, người nuôi chim gà vịt ngan....

- Tiếp xúc với các hóa chất, hơi độc, khí dung: NO,..

- Bệnh lý mô hạt : sarcoidosis

- Do một số thuốc: aminodarone, bleomycine, busulfan, nitrofurantoin, methotrexate, penicilamine, và các chất gây kích thích như cocaine, heroin

- Tiếp xúc với tia xạ

- Bệnh lý mô liên kết: bệnh xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp.

- Các bệnh hệ thống: viêm gan siêu vi C, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

- Do di truyền: bệnh xơ phổi vô căn có tính chất gia đình, bệnh u xơ cứng củ,…

Chẩn đoán phân biệt

Có nhiều các bệnh phổi khác có triệu chứng và dấu hiệu giống với xơ phổi, như:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease – COPD)

- Hen

- Giãn phế quản

- Suy tim xung huyết

- Bệnh phổi không điển hình

- Ung thư phổi

Các xét nghiệm và khảo sát trong xơ phổi

- Bệnh sử và tiền sử: chú ý các yếu tố nguy nghề nghiệp hay môi trường, ví dụ như tiếp xúc a-mi-ăng (asbestos), silica, và các hóa chất có thể đi vào đường hô hấp.

- Công thức máu tổng quát: có thể có thiếu máu nhẹ.

- ESR, CRP: có thể tăng

- Kháng thể tự miễn: kháng thể kháng nhân, yếu tố thấp

- Khí máu động mạch: thường thấy giảm độ bão hòa oxy máu

- Kiểm tra chức năng phổi có thể thấy: hội chứng hạn chế, giảm TLC, giảm RC, giảm RV, giảm trao đổi khí

- Phim XQ phổi có thể bình thường, hay có thể thấy tổn thương nốt hay lưới. Tổn thương dạng tổ ong (honeycombing) xuất hiện ở giai đoạn trễ, và khi tình trạng bệnh đã nặng.

- CT scan ngực độ phân giải cao: khảo sát tốt hơn phim XQ phổi.

- Rửa phế quản phế nang: thường ứng dụng trong nghiên cứu bệnh bệnh phổi vô căn hơn.

- Sinh thiết phổi: chỉ định trong một số trường hợp với mục đích xác định chẩn đoán.

Điều trị xơ phổi

Hầu như không có điều trị hiệu quả cho bệnh xơ phổi. Tuy nhiên một số các can thiệp có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Việc điều trị thay đổi tùy theo từng cá thể. Cần can thiệp vào nguyên nhân gây ra tình trạng xơ phổi, nếu như còn thể.

Các điều trị hỗ trợ trong xơ phổi

- Ngưng thuốc lá

- Tránh các yếu tố môi trường hay yếu tố nghề nghiệp là nguyên nhân gây ra bệnh (các hóa chất, khói, bụi)

- Ngưng dùng các thuốc có liên quan hay là nguyên nhân gây ra bệnh

- Nên tiêm ngừa cúm và ngừa phế cầu

- Oxy liệu pháp: đối với bệnh nhân thiếu oxy máu

- Phục hồi chức năng hô hấp

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh

Điều trị thuốc trong xơ phổi

- Ức chế miễn dịch: corticosteroid và/ hoặc azathioprine

- Các thuốc ức chế miễn dịch và chống xơ hóa: colchicine, ciclosporin, D-penicillamine, pirfenidone cũng được cho là có tác dụng.

- N-acetylcystein

Ghép phổi

Là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh xơ phổi. Tuy nhiên phẫu thuật ghép phổi có nhiều nguy cơ và biến chứng, và chỉ áp dụng được cho số ít bệnh nhân.

Tiên lượng

Thay đổi tùy theo bệnh nhân và mức độ nặng.

Các yếu tố cho tiên lượng xấu:

- Lớn tuổi

- Nam giới

- Khó thở nặng

- Tiền căn hút thuốc lá

- Giảm chức năng phổi nặng

- Biểu hiện tổn thương xơ nặng trên hình ảnh (XQ và CT scan ngực)

- Kém đáp ứng với điều trị

- Có nhiều ổ tổn thương xơ trên khảo sát mô học.

BS. Trần Thị Vân Thịnh/ Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi Việt

Nguồn : Người đưa tin

Video có thể bạn quan tâm

Thải độc cơ thể bằng các phương pháp đơn giản

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hgày nay chữa bệnh nam khoa ở phòng khám nào tốt nhất?

Trong các năm thông qua Phòng Khám Đa Khoa TPHCM đã khẳng định được thương hiệu cùng sự uy tín thông qua số lượng cánh mày râu đến với chúng tôi ngày một đông. Chúng tôi sở hữu sự khác biệt về môi trường kiểm tra cho đến kỹ thuật hiện đại so với các phòng khám khác trên địa bàn TP. TPHCM. Chính vì vậy con trai lựa chọn chúng tôi để tiến hành kiểm tra và chữa bệnh nam khoa là một quyết định sáng suốt nhất. Bạn có biết : http://phongkhambenhvayca.snack.ws/ ƯU ĐIỂM cũng như THẾ MẠNH CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TP Hồ Chí Minh các chuyên gia nam khoa chúng tôi cho thấy, khá cao con trai đều gặp khó khăn khi dẫn ra quyết định chọn lựa một địa chỉ khám uy tin. Bởi có một vài yếu tố khách quan về môi trường khám, mức giá thực hiện và kết quả của cuộc chữa trị khiến họ buộc phải đắn đo suy nghĩ trước khi đặt niềm tin vào một phòng khám. Để giúp con trai hiểu thêm về khái niệm phòng khám chất lượng, chúng tôi sẽ nêu ra một số tiêu chí cũng như cũng là thế mạnh của Phòng Khám Đa Khoa TP Hồ Chí Minh ...

Ngừa biến chứng khi người cao tuổi bị sốt

Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nhiễm khuẩn-Nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở người cao tuổi Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi (NCT) nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT có thể là đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ápxe phổi, lao phổi. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT cũng có thể gặp ở đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét… Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm khuẩn như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết… S...

Mũ bảo hiểm lý do gây ra nấm hói da đầu

Theo các bác sĩ da liễu, thói quen sử dụng mũ bảo hiểm rất phổ biến của người dân hiện nay đang làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tóc và da đầu, gây hói, rụng tóc. Ảnh minh họa. Rụng tóc, nấm đầu vì mũ bảo hiểm rởm Anh Nguyễn Văn Trung trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội luôn tự ti vì mái tóc của mình bị rụng nhiều. Tóc rụng hết ở đỉnh đầu và càng ngày càng rụng hơn. Không chỉ rụng tóc, anh còn bị ngứa ở đầu. Thi thoảng, sờ lên đầu anh thấy có những cái mụn nhỏ nhỏ. Anh Trung đi khám da liễu. Sau khi khám bác sĩ cho biết anh bị viêm chân tóc. Đây là một bệnh gặp ở nhiều người. Anh Trung giật mình khi bác sĩ cho biết đây là một bệnh lý do thói quen sử dụng mũ bảo hiểm không hợp vệ sinh. Anh Trung kể, vì mũ bảo hiểm là thứ sử dụng hàng ngày, ngoài trời, mặc thời tiết nắng, mưa nên anh chưa bao giờ giặt mũ bảo hiểm. Thử lấy chiếc mũ bảo hiểm ra ngửi, anh mới thấy nó hôi và đen kịt. Về nhà, anh Trung giặt mũ bảo hiểm và giật mình khi nhìn nước trong mũ bảo hiểm đen kịt, a...